Việc tuân thủ chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ là cực kỳ quan trọng cho cả niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Điều này giúp giảm nguy cơ răng bị dịch chuyển không đúng cách và đảm bảo quá trình điều chỉnh nha có kết quả đúng và chính xác nhất. Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong ăn uống cho người mới niềng răng
1 Thực phẩm nên ưu tiên khi mới niềng răng
- Đồ ăn chín, mềm: Đây là lựa chọn tốt khi niềng răng, bao gồm cháo, bún, súp, ngũ cốc, cơm mềm. Những thực phẩm này dễ tiêu hóa, giảm áp lực lên răng và không ảnh hưởng đến mắc cài.
- Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa, phô mai, sữa chua, bơ mềm là nguồn dinh dưỡng tốt, bổ sung chất đạm, chất béo, vitamin D cho sức khỏe răng miệng.
- Rau củ, trái cây mềm: Bổ sung vitamin và chất xơ cho cơ thể, có thể ăn trực tiếp hoặc xay nhuyễn thành sinh tố, nước ép.
- Trứng: Rất giàu vitamin D và dinh dưỡng, quan trọng cho sức khỏe răng miệng.
- Hải sản, thịt: Là nguồn protein quan trọng giúp bổ sung dinh dưỡng và tránh tình trạng sụt cân khi niềng răng.
2 Thực phẩm cần tránh khi mới niềng răng
- Tránh đồ ăn cứng: Đồ ăn như sườn chua ngọt, chân gà, thịt bò hun khói nên hạn chế và cắt nhỏ trước khi ăn để giảm áp lực lên mắc cài và chân răng yếu.
- Không ăn đồ dính: Hạn chế kẹo cao su, kẹo dừa, xôi nếp và các loại hạt vì chúng có thể dính vào mắc cài và gây khó chịu.
- Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Tránh đồ ăn có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh để không làm tổn thương men răng và gây ê buốt.
- Đồ ăn giòn, vụn: Hạn chế bim bim, bánh mì, bánh quy vì chúng có thể bám vào kẽ răng và mắc cài, khó vệ sinh và dễ gây bệnh lý răng miệng.
- Thực phẩm nhiều đường và tinh bột: Tránh đồ ăn nhanh, bánh kẹo vì chúng chứa nhiều đường và tinh bột, tăng nguy cơ gây bệnh sâu răng.
3 Người mới niềng răng nên ăn uống như thế nào ?
- Cắt thực phẩm thành miếng nhỏ và nhai chậm: Sử dụng dao, nĩa để cắt đồ ăn thành miếng nhỏ và nhai từ từ giúp tránh đau khi ăn.
- Hạn chế cắn trực tiếp bằng răng phía trước: Sử dụng dao hoặc tay để cắt nhỏ thức ăn trước khi ăn
- Chải sạch răng sau khi ăn đồ ngọt: Đặc biệt sau khi ăn đồ ngọt, đảm bảo chải răng kỹ lưỡng để ngăn ngừa sâu răng.
- Giải quyết vết xước trong miệng (nếu có): Sử dụng nước lạnh, sáp nha khoa hoặc kẹo cao su để giảm đau và tránh nhai vào vùng bị tổn thương.
- Uống nhiều nước: Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, giúp kiểm soát sâu răng và duy trì sức khỏe toàn thân.
4 Cách vệ sinh răng miềng khi niềng răng
- Chọn bàn chải và kem đánh răng: Sử dụng bàn chải lông mềm, đầu bàn chải thuôn và kem đánh răng chứa fluoride để bảo vệ răng và mắc cài.
- Chải răng thật kỹ, chải cả mắc cài: Chải răng ít nhất 2-3 lần/ngày sau bữa ăn chính. Chải đều mặt ngoài, trong, nhai và kẽ răng để loại bỏ thức ăn và mảng bám.
- Sử dụng bàn chải kẽ: Sử dụng bàn chải kẽ để làm sạch kẽ răng và mắc cài, đặc biệt là các vùng mà bàn chải thông thường không thể đạt tới.
- Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước: Sử dụng chỉ nha khoa và máy tăm nước để làm sạch các vùng khó tiếp cận, như kẽ răng và xung quanh mắc cài.
Lưu ý: Vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng đúng cách rất quan trọng để duy trì sức khỏe của lợi và mô răng sau khi tháo mắc cài. Để tránh tình trạng mất men răng và các vấn đề khác, cần phải vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sau mỗi bữa ăn. Mảng bám và mảnh vụn thức ăn có thể tích tụ trên răng, đặc biệt là ở khu vực giữa các răng và các cạnh của mắc cài. Vi khuẩn có trong mảng bám có thể tạo ra axit khi tiếp xúc với mô răng, gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Chế độ ăn phù hợp và vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn duy trì một hàm răng và sức khỏe tốt suốt quá trình niềng răng. Hi vọng thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc nên ăn gì và kiêng ăn gì để quá trình niềng răng diễn ra một cách thuận lợi.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về quy trình niềng răng hoặc cách chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Santé để được hỗ trợ miễn phí
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
Santé Dental Clinic
Hotline: 0258 730 8386 ( Liên Hệ Đặt Lịch Hẹn )
Website : https://nhakhoasante.vn/