Người Mới Niềng Răng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì?

Người Mới Niềng Răng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì?

Niềng răng nên ăn gì và kiêng gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về phương pháp chỉnh nha này. Giai đoạn đầu khi đeo khí cụ, người niềng có thể cảm giác đau, ê buốt dẫn đến chán ăn và thiếu hụt dinh dưỡng. Vì vậy, ở bài viết này Nha Khoa Santé sẽ liệt kê những món ăn mà người niềng răng nên và không nên ăn, giúp đảm bảo sức khoẻ và đạt hiệu quả niềng răng tốt nhất.

Vì sao chế độ ăn quan trọng với người niềng răng?

Nhóm cơ nhai là các bộ phận chịu trách nhiệm chính trong quá trình ăn nhai. Khi bắt đầu đeo khí cụ, do chưa quen nên người niềng răng sẽ cảm thấy ăn uống không ngon miệng. Từ đó, gây nên những tác động xấu đến sức khoẻ, cụ thể như sụt cân, má hóp, mệt mỏi,… Vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng với người niềng răng.

Chế độ ăn uống rất quan trọng với người niềng răng

Chế độ ăn uống rất quan trọng với người niềng răng

Để dễ hình dung hơn, các bác sĩ tại Nha Khoa Santé sẽ gợi ý những nhóm thực phẩm mà người niềng răng nên và không nên ăn. Từ đó, bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hỗ trợ cho quá trình niềng răng đạt hiệu quả cao.

Giải đáp thắc mắc người niềng răng nên ăn gì?

Giải đáp thắc mắc người niềng răng nên ăn gì?

Niềng răng nên ăn gì?

Những người mới niềng răng thường chưa quen với sự xuất hiện của khí cụ trong khoang miệng nên việc ăn uống gặp nhiều khó khăn. Một số trường hợp sẽ cảm giác ê buốt và đau nhức mỗi khi cắn thức ăn. Điều này dễ tạo cảm giác khó chịu dẫn đến chán ăn và ảnh hưởng sức khoẻ. Để khắc phục tình trạng này, các bạn có thể lựa chọn những nhóm thực phẩm và món ăn dưới đây.

Người niềng răng nên ăn các món ăn mềm và giàu dinh dưỡng

Người niềng răng nên ăn các món ăn mềm và giàu dinh dưỡng

Thực phẩm mềm, dễ nhai giúp giảm đau hiệu quả

Những món ăn mềm, dễ nhai là ưu tiên hàng đầu với người niềng răng. Vì chúng dễ nuốt, không cần nhai nhiều nên có thể hạn chế tác động mạnh đến răng. Bên cạnh đó, những thực phẩm này cũng dễ hấp thụ vào cơ thể, tránh tình trạng suy nhược cơ thể.

Tuy nhiên, dù là thực phẩm mềm nhưng vẫn có thể mắc vào kẽ răng và mắc cài làm tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là điều không thể thiếu, đặc biệt là giai đoạn mới đeo niềng.

Cháo, súp là lựa chọn hoàn hảo khi mới bắt đầu niềng răng

Cháo, súp là lựa chọn hoàn hảo khi mới bắt đầu niềng răng

Gợi ý một số món ăn mềm và dễ nhai mà người niềng răng nên ăn:

  • Cháo, súp: Cháo thịt bằm, súp gà, súp bí đỏ giúp dễ ăn và bổ dưỡng.
  • Trứng, cá, thịt băm nhỏ: Giàu protein, dễ tiêu hóa và không gây áp lực lên răng.
  • Rau củ hấp, luộc mềm: Khoai tây nghiền, bí đỏ hấp, cà rốt nấu chín giúp bổ sung vitamin mà không gây tổn thương mắc cài.

Thực phẩm giàu dinh dưỡng, hỗ trợ răng chắc khỏe

Trong quá trình niềng, răng chịu áp lực rất lớn từ lực kéo của dây cung khiến chân răng yếu hơn bình thường. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng là điều cần thiết trong giai đoạn niềng răng. Bạn nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa những dưỡng chất tốt cho răng như: kẽm, canxi,… mỗi ngày giúp răng chắc khỏe từ bên trong.

Các thực phẩm hỗ trợ răng chắc khỏe

Các thực phẩm hỗ trợ răng chắc khỏe

Một số thực phẩm cung cấp dinh dưỡng giúp chắc khỏe răng:

  • Thực phẩm giàu canxi: Sữa, sữa chua, phô mai, hạnh nhân giúp răng và xương hàm chắc khỏe.
  • Thực phẩm giàu protein: Cá hồi, thịt gà, trứng, đậu phụ giúp mô nướu và răng phát triển tốt.
  • Thực phẩm giàu magie và kẽm: Hạt chia, hạt điều, ngũ cốc giúp hỗ trợ quá trình tái tạo xương và mô nướu.

Thực phẩm giúp giảm đau, chống viêm khi niềng

Những vấn đề như đau răng, ê buốt, viêm nướu,… có thể xuất hiện trong giai đoạn niềng răng. Để hạn chế chúng, bạn nên bổ sung thêm những thực phẩm có khả năng chống viêm. Điều này không chỉ giúp hạn chế viêm nhiễm mà còn tăng cường đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách nhằm giữ khoang miệng luôn sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.

Thực phẩm giúp chống viêm hiệu quả

Thực phẩm giúp chống viêm hiệu quả

Những thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe răng miệng và hỗ trợ giảm viêm:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, bưởi, dâu tây, súp lơ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm nướu.
  • Nước lọc và trà xanh: Giúp làm sạch khoang miệng, hạn chế vi khuẩn gây hại cho răng. Tuy nhiên, đừng dùng quá nhiều trà xanh vì có thể gây ố vàng răng.
  • Chuối, bơ: Giàu kali và vitamin giúp giảm ê buốt răng.

Niềng răng nên kiêng gì?

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho người niềng răng, bạn vẫn cần lưu ý về những thực phẩm gây hại cho răng miệng và khí cụ chỉnh nha. Những món ăn này dễ gây nên tình trạng ê buốt, sâu răng, hỏng mắc cài và thậm chí là viêm nướu. Vì vậy, người niềng răng nên kiêng ăn hoặc hạn chế sử dụng những món ăn sau đây:

Người niềng răng kiêng ăn gì?

Người niềng răng kiêng ăn gì?

Thực phẩm dai, dính dễ mắc vào mắc cài

Đầu tiên, các thực phẩm dai và dính cần được lưu ý sử dụng khi niềng răng, Khi ăn những món ăn này, hàm cần hoạt động với tần suất và áp lực cao. Bên cạnh cảm giác ê buốt khó chịu, thức ăn rất dễ dính vào mắc cài khiến vệ sinh răng miệng khó khăn, tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu. Những điều này sẽ gây tác động tiêu cực đến kế hoạch điều trị. Ví dụ: bạch tuộc nướng, chân gà, kẹo dẻo, kẹo cao su, bánh nếp,…

Những món ăn dai và dính không phù hợp với người niềng răng

Những món ăn dai và dính không phù hợp với người niềng răng

Thực phẩm cứng, giòn, dễ làm bung mắc cài

Người niềng răng cần nói không với các thực phẩm cứng, giòn và nhiều vụn. Với những món ăn quá cứng sẽ làm bung mắc cài, gây tổn thương lên răng (mẻ răng) và nướu. Ngoài ra, thực phẩm giòn, nhiều vụn rất dễ mắc vào mắc cài, dây cung và kẽ răng khiến việc vệ sinh khó khăn. Nếu không được làm sạch kỹ lưỡng có thể dẫn đến sâu răng, viêm nướu và các vấn đề nha khoa khác. Ví dụ: các món sườn nướng, cóc, ổi, mía, bánh quy, snack,…

Món ăn cứng, giòn, nhiều vụn là khắc tinh với niềng răng

Món ăn cứng, giòn, nhiều vụn là khắc tinh với niềng răng

Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh dễ gây ê buốt

Thực phẩm tiếp theo được đưa vào danh sách món ăn cần kiêng khi niềng răng là đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Những món ăn này làm mắc cài bị co giãn do tác động của nhiệt độ, từ đó khiến răng ê buốt và đau nhức. Nếu thường xuyên sử dụng các món ăn khi còn quá nóng hoặc lạnh, mắc cài có thể bị bung, gãy ảnh hưởng đến thời gian và chi phí niềng răng. Ví dụ: nước đá, súp quá nóng, kem,…

Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh gây ảnh hưởng xấu đến răng

Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh gây ảnh hưởng xấu đến răng

Thực phẩm có nhiều đường, axit gây sâu răng

Cuối cùng, những món ăn chứa nhiều đường và tinh bột sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng, đặc biệt là sâu răng. Đây cũng là tác nhân khiến thời gian điều trị kéo dài và hiệu quả niềng răng giảm sút. Ví dụ: bánh kem, kẹo, đồ ăn nhanh, chè, nước có ga…

Đồng niềng cần tránh xa các món ăn nhanh và đồ ngọt

Đồng niềng cần tránh xa các món ăn nhanh và đồ ngọt

Trên đây, Nha Khoa Santé đã tổng hợp những món ăn nên và không nên dùng khi đang niềng răng. Thời gian niềng răng có thể kéo dài từ 1,5 – 3 năm, do đó việc ăn uống rất cần được quan tâm để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả chỉnh nha.

Hướng dẫn cách nhai khi niềng răng

Việc ăn nhai đúng cách rất quan trọng với người niềng răng. Khi bắt đầu làm quen với khí cụ, hầu hết mọi người sẽ gặp nhiều khó khăn trong ăn uống. Từ đó, một số bệnh lý về tiêu hoá có thể phát sinh khiến sức khỏe chịu tác động xấu.

Lưu ý cách nhai thức ăn đúng cách khi niềng răng

Lưu ý cách nhai thức ăn đúng cách khi niềng răng

Hiểu được điều đó, các bác sĩ tại Nha Khoa Santé sẽ tổng hợp một vài lưu ý nhỏ giúp người niềng răng ăn nhai đúng cách và hạn chế vấn đề ngoài ý muốn.

  • Cắt nhỏ thức ăn: Thay vì cắn trực tiếp, hãy cắt nhỏ thức ăn để giảm áp lực lên răng.
  • Nhai chậm và đều hai bên: Tạo thói quen nhai đều hai bên để lực cắn và thực ăn được phân bố đều đặn. Điều này không chỉ hạn chế gây tổn hại đến răng và nướu mà còn giúp nghiền nát thức ăn tốt hơn.
  • Nhai bằng răng hàm: Nhiều người khi bắt đầu niềng thường ngại nhai bằng răng hàm bởi một số vị trí răng sẽ bị đau khi cắn thức ăn, thay vào đó sẽ nhai bằng răng cửa. Điều này không được các nha sĩ khuyến khích vì răng cửa sẽ bị mài mòn và thức ăn không được nghiền nát kỹ. Hãy tập nhai dần với khí cụ để đảm bảo hiệu quả ăn nhai tốt nhất và tránh các bệnh lý đường tiêu hoá.

Phương pháp niềng răng vô tư ăn uống

Nếu bạn vẫn lo lắng về câu hỏi “người niềng răng nên ăn gì và kiêng gì?” thì phương pháp niềng răng bằng khay trong suốt (hay còn gọi là Invisalign hoặc Clearcorrect) sẽ giải quyết nỗi lo này. Đây là phương pháp niềng răng bằng bộ khay trong suốt được thiết kế riêng tuỳ vào tình trạng răng của mỗi người.

Niềng răng với khay trong suốt để vô tư ăn uống

Niềng răng với khay trong suốt để vô tư ăn uống

Lợi ích đáng quan tâm nhất của phương pháp này là có tính thẩm mỹ cao và khả năng linh hoạt tháo lắp giúp người niềng vô tư ăn uống. Bên cạnh đó, thời gian niềng răng cũng được giảm đáng kể, bởi khay niềng được thiết kế bằng công nghệ cao và khả năng vệ sinh dễ dàng. Người niềng răng chỉ cần lưu ý tuân thủ thời gian đeo khay và tái khám định kỳ để theo dõi tiến trình chỉnh nha.

Câu hỏi thường gặp về ăn uống khi niềng răng

Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm?

Người mới niềng có thể ăn cơm sau khoảng 2 – 3 ngày, khi răng đã quen với lực siết. Lưu ý nên dùng cơm nấu mềm, độ dẻo vừa phải và ăn chậm để hạn chế đau nhức. Một điểm nữa là đừng dùng cơm khi còn quá nóng sẽ gây ảnh hưởng mắc cài.

Cách vệ sinh răng niềng sau khi ăn

Sau mỗi bữa ăn, người niềng răng có thể dùng bàn chải lông mềm để làm sạch răng và mắc cài, kết hợp với chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa. Bổ sung súc miệng bằng nước muối sinh lý, nước trà xanh hoặc nước súc miệng chuyên dụng để giảm vi khuẩn và mảng bám.

Niềng răng có ăn được thịt gà không?

Người niềng răng hoàn toàn có thể ăn thịt gà nhưng nên xé nhỏ, tránh ăn miếng to hoặc có xương vì dễ mắc vào mắc cài. Không nên cố gắng dùng răng cắn, xé thịt gà như thói quen thường thấy. Khi chế biến cần hầm cho thịt mềm, giúp răng dễ nghiền nát hơn.

Niềng răng có ăn được mì không?

Có thể ăn mì vì mì gần như đáp ứng các yêu cầu về thực phẩm dành cho người niềng răng. Tuy nhiên, bạn nên sơ chế mì mềm và vệ sinh răng kỹ lưỡng sau khi ăn để tránh sợi mì mắc vào mắc cài gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.

Niềng răng có ăn kẹo cao su được không?

Không nên nhai kẹo cao su vì có thể dính vào mắc cài hoặc khay niềng, gây khó khăn trong vệ sinh. Ngoài ra, động tác nhai liên tục có thể làm răng đau và ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển răng.

Niềng răng có được uống bia không?

Không nên uống bia vì bia có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và ảnh hưởng đến men răng. Nếu uống, cần súc miệng hoặc đánh răng ngay sau đó để tránh mảng bám tích tụ, bảo vệ hàm răng trắng tự nhiên. Bài viết này đã tổng hợp những kiến thức cần có về chế độ ăn uống cho người mới niềng răng. Với những thông tin này, Nha Khoa Santé mong rằng các đồng niềng sẽ không phải trăn trở về việc người niềng răng nên ăn gì và kiêng gì để răng khỏe đẹp nhất. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc đang gặp những vấn đề về ăn uống trong chỉnh nha, hãy liên hệ với Nha Khoa Santé để được hỗ trợ ngay.

Đặt lịch hẹn