Niềng răng cho trẻ được các nha sĩ khuyến khích thực hiện đúng thời điểm. Điều này không chỉ mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe và thẩm mỹ cho bé mà còn là một bài toán kinh tế đáng quan tâm. Vậy bé bao nhiêu tuổi niềng răng được? Ở bài viết này, Nha Khoa Santé sẽ giải đáp những thắc mắc của bố mẹ về quá trình niềng răng cho trẻ em.
Bao nhiêu tuổi niềng răng được?
Theo thống kê của Bộ Y Tế Việt Nam, trên 85% trẻ em bị sâu răng ở độ tuổi 6 – 8 tuổi. Mặt khác, Vinmec từng công bố khoảng 60% trẻ em mắc các vấn đề về khớp cắn, hô, móm, răng lệch mà không được điều trị sớm. Hầu hết các vấn đề trên có thể được giải quyết khá đơn giản bằng phương pháp niềng răng với khí cụ chuyên biệt. Tuy nhiên, niềng răng chỉ nên bắt đầu khi giai đoạn thay răng kết thúc hoặc sau điều trị chỉnh xương hàm.
Trẻ em rất dễ mắc phải các vấn đề răng miệng
Khuyến nghị từ các bác sĩ nha khoa, thời điểm vàng để niềng răng cho bé là từ 9 đến 13 tuổi. Đây là giai đoạn sắp kết thúc quá trình thay răng và xương hàm bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng răng mà các nha sĩ sẽ quyết định nên cho trẻ niềng răng từ độ tuổi nào.
Niềng răng cho trẻ ở thời điểm hợp lý mang lại hiệu quả cao
Trường hợp bố mẹ có nhu cầu chỉnh nha sớm từ giai đoạn thay răng thì việc niềng răng chưa thể thực hiện được. Lúc này, bác sĩ có thể thăm khám và dự đoán vấn đề răng cho bé, áp dụng khí cụ nhằm kiểm soát sự phát triển của khung xương đến khi răng vĩnh viễn mọc đủ.
Dấu hiệu nhận biết bé cần niềng răng
Trong giai đoạn bé thay răng sữa, bố mẹ cần quan sát và đưa bé khám răng miệng định kỳ nhằm phát hiện những vấn đề răng miệng sớm nhất. Nhờ vậy, phụ huynh có thể chuẩn bị tốt cho quá trình niềng răng khi bé đủ tuổi. Một số dấu hiệu cho thấy bé cần niềng răng:
Thay răng sữa quá sớm hoặc quá muộn
Niềng răng chỉ được thực hiện khi giai đoạn thay răng sữa của bé kết thúc. Thông thường quá trình này diễn ra khi bé 5 tuổi và kết thúc trễ nhất là 12 tuổi. Nếu việc thay răng sữa diễn ra quá sớm hoặc quá muộn thì đây là dấu hiệu bé cần niềng răng. Phụ huynh hãy quan sát mỗi ngày để theo dõi và đưa bé đến thăm khám cùng nha sĩ.
Khi giai đoạn thay răng sữa diễn ra quá sớm hoặc quá muộn
Bố mẹ có thể tham khảo thời điểm thay răng sữa của các vị trí răng cụ thể như sau:
- Răng cửa giữa: 5 – 7 tuổi.
- Răng cửa bên: 7 – 8 tuổi.
- Răng hàm sữa thứ nhất: 9 – 10 tuổi.
- Răng nanh sữa: 10 – 11 tuổi.
- Răng hàm sữa thứ hai: 11 – 12 tuổi.
Răng có dấu hiệu hô, móm, mọc lệch
Giai đoạn từ 5 – 11 tuổi là thời gian bắt đầu xuất hiện các vấn đề về răng và xương hàm. Ở giai đoạn này, nếu bố mẹ nhận thấy răng bé bắt đầu bị hô, móm, mọc lệch thì đây là dấu hiệu bé nên niềng răng. Phụ huynh có thể nhờ đến bác sĩ nha khoa để can thiệp kịp thời nhằm khắc phục các vấn đề này sớm nhất.
Răng bị hô, móm, mọc lệch là dấu hiệu cho thấy bé cần niềng răng
Khớp cắn hoặc hàm bị lệch
Có rất nhiều trường hợp khớp cắn lệch như: hàm trên/dưới nhô ra, hàm bị lệch qua trái/phải, hàm trên hẹp, cười hở nướu. Những vấn đề này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu bé đang ở giai đoạn thay răng, bác sĩ sẽ ưu tiên khắc phục bằng khí cụ chỉnh nha để điều chỉnh khớp cắn. Sau đó, việc đeo niềng có thể được chỉ định giúp bé có nụ cười và xương hàm cân đối khi trưởng thành.
Trẻ khó ăn nhai, thường cắn vào má
Việc ăn uống của bé trong giai đoạn này luôn được quý phụ huynh chú trọng, đặc biệt là thời điểm bé bắt đầu thay răng vĩnh viễn. Nếu bé thường xuyên cắn vào môi, má hoặc ăn nhai kém thì bố mẹ đừng nên xem nhẹ, bởi đây là dấu hiệu của việc khớp cắn bị lệch. Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến viêm nhiễm khoang miệng, gây cảm giác khó chịu cùng chán ăn.
Trẻ khi ăn dễ cắn vào má và môi
Lợi ích khi cho trẻ niềng răng đúng thời điểm
Khi bé được niềng răng đúng thời điểm, quá trình này sẽ mang lại hiệu quả vượt trội. Bên cạnh giúp tiết kiệm thời gian, bé có thể ăn uống tốt, duy trì tính thẩm mỹ và tối ưu chi phí cho bố mẹ.
Định hình khớp cắn
Ở giai đoạn thay răng, khớp cắn sẽ thay đổi khá lớn do răng và xương bắt đầu phát triển. Vì vậy, những hiện tượng bất thường như hô, móm, lệch khớp cắn có thể xảy ra. Việc chỉnh nha cho bé trong giai đoạn này khá đơn giản do mật độ xương hàm vẫn chưa hoàn thiện. Thông thường, nha sĩ có thể dùng khí cụ để cân chỉnh lại hàm và răng giúp khớp cắn về lại vị trí.
Niềng răng giúp điều chỉnh khớp cắn về đúng vị trí
Cải thiện khả năng ăn nhai
Răng và xương hàm đóng vai trò chính trong việc nghiền nát thức ăn. Khi có những vấn đề bất thường, hiệu suất làm việc của các bộ phận có thể giảm. Với phương pháp niềng răng, khung hàm sẽ được cân chỉnh về đúng vị trí, nhờ vậy việc ăn uống sẽ trở lại bình thường.
Cải thiện phát âm và giọng nói
Lợi ích cải thiện phát âm và giọng nói cũng là điều bố mẹ rất quan tâm khi cho bé niềng răng. Giai đoạn chỉnh khung xương có thể được bắt đầu từ sớm (trước giai đoạn vỡ giọng với bé trai) để bé tập làm quen với việc phát âm “tròn vành rõ chữ”. Điều này rất có lợi cho hành trình trưởng thành của bé. Hỗ trợ khắc phục các vấn đề về phát âm, nói lắp, nói ngọng hiệu quả.
Ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng và tiêu hoá
Niềng răng đúng thời điểm giúp răng được định hình chuẩn chỉnh trong giai đoạn phát triển. Vì thế, giảm các nguy cơ sâu răng và một số bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ em. Răng đều và đúng vị trí giúp thức ăn được nghiền nát tốt, bé ăn uống ngon miệng và hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
Niềng răng giúp bé ăn khỏe, hạn chế các bệnh lý tiêu hoá
Tiết kiệm chi phí và thời gian
Bắt đầu cho bé niềng răng ở thời điểm vàng là một bài toán khá kinh tế cho phụ huynh. Lúc này, việc chỉnh nha và niềng răng khá đơn giản, bé sẽ ít chịu đau đớn hơn người trưởng thành. Tuy nhiên, sau khi niềng răng, trẻ cần được hướng dẫn và hỗ trợ chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng hơn. Do thức ăn dễ dính vào mắc cài có thể dẫn đến sâu răng toàn hàm. Đối với trẻ chưa quen với việc tự chăm sóc răng miệng, phụ huynh cần chủ động hướng dẫn trẻ và kiểm tra răng mỗi ngày để ngăn ngừa vấn đề nha khoa phát sinh.
Đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài
Giai đoạn niềng răng không chỉ giúp răng và hàm về đúng vị trí mà còn cân đối gương mặt của trẻ trong giai đoạn xương phát triển mạnh. Đây là hình thức có tính an toàn và duy trì hiệu quả thẩm mỹ lâu dài. Từ đó, trẻ có thể tự tin hơn trong cuộc sống sau này.
Phương pháp và chi phí niềng răng phù hợp cho trẻ
Sau khi kiểm tra tổng quát răng miệng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra liệu trình chỉnh nha, thời gian niềng và chi phí dự kiến. Quá trình này gồm 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn chỉnh xương hàm với khí cụ
Nếu răng bé đang gặp các vấn đề như hô, móm, hàm bị hẹp và chưa thay răng hoàn thiện. Nha sĩ sẽ bắt đầu từ giai đoạn chỉnh xương hàm với khí cụ, trong khoảng 12 – 24 tháng. Giai đoạn này, bé sẽ đeo khí cụ chỉnh nha chuyên biệt để định hình khớp cắn và hạn chế xương phát triển lệch. Khí cụ có thể là loại cố định hoặc tháo lắp linh hoạt tùy trường hợp. Chi phí cho giai đoạn này thường không quá cao, chỉ dao động từ 5 – 15 triệu đồng.
Giai đoạn chỉnh xương hàm với khí cụ chuyên biệt
Giai đoạn niềng răng cố định cho bé
Sau giai đoạn chỉnh xương hàm và bé đã mọc răng vĩnh viễn, nha sĩ sẽ tiến hành đeo niềng. Bố mẹ có thể cân nhắc lựa chọn loại niềng phù hợp với tình trạng răng và mức tài chính của gia đình. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng với chất liệu khác nhau, nhưng chủ yếu được chia thành 2 hình thức như sau:
- Niềng răng với mắc cài: Có hai loại chất liệu mắc cài là kim loại và sứ với chi phí từ 30 – 60 triệu đồng.
- Niềng răng với khay trong suốt: Phương pháp niềng với khay trong suốt đang được nhiều phụ huynh lựa chọn bởi tính thẩm mỹ, sự linh hoạt và hiệu quả cao. Chi phí niềng răng với khay trong suốt rơi vào khoảng 60 – 120 triệu đồng.
Giai đoạn niềng ra diễn ra khi bé thay răng hoàn thiện
Với mỗi tình trạng răng, nhu cầu và khả năng tài chính bố mẹ có thể cân nhắc lựa chọn hình thức niềng răng phù hợp với bé. Trung bình tổng chi phí cho quá trình niềng răng cho trẻ em là 35 – 40 triệu đồng. Đây là một chi phí khá phù hợp giúp bé sở hữu khuôn hàm chuẩn y khoa và thẩm mỹ lâu dài.
Tham khảo bảng giá chỉnh nha cho bé tại Nha Khoa Santé
Hình thức chỉnh nha | Giá |
Giai đoạn chỉnh xương hàm với khí cụ | 5,000,000 – 15,000,000 |
Giai đoạn chỉnh răng | 20,000,000 – 30,000,000 |
Invisalign First | 65,000,000 |
Invisalign Teen | 100,000,000 – 120,000,000 |
FAQ: Niềng răng cho trẻ em
Bé cần nhổ răng khi niềng không?
Tuỳ thuộc và tình trạng răng và xương hàm của bé, nha sĩ sẽ có chỉ định cần nhổ răng hay không. Nếu độ rộng khung hàm và khoảng cách giữa các răng đủ để kéo khi niềng, nha sĩ sẽ không nhổ răng và ngược lại. Mặt khác, trường hợp hàm bị hẹp bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ để nong hàm nhằm phục vụ cho việc niềng răng.
Niềng răng có ảnh hưởng việc ăn uống của bé không?
Có thể sẽ ảnh hưởng nhưng không nhiều. Bé sẽ cảm thấy hơi ê buốt và chán ăn do chưa quen với việc đeo khí cụ. Tuy nhiên, bé sẽ thích nghi sau một vài tuần và thoải mái ăn uống. Song bố mẹ cũng cần theo dõi việc ăn uống của bé, vì chế độ ăn khoa học rất quan trọng khi trẻ em niềng răng.
Bé cần đeo hàm duy trì sau khi niềng răng không?
Bé cần đeo hàm duy trì sau khi niềng răng, điều này hoàn toàn bình thường và cần thiết. Mặc dù đã trải qua quá trình chỉnh niềng răng khá dài, nhưng răng vẫn có xu hướng dịch chuyển về vị trí cũ nếu không dùng hàm duy trì. Điều này dẫn đến răng bị thưa, ảnh hưởng đến kết quả niềng.
Bé có bị ảnh hưởng giọng nói khi niềng răng không?
Một số trường hợp bé sẽ phát âm hơi khó khăn một chút sau khi lắp niềng, nhưng điều này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Khi bé đã quen với khí cụ, bé có thể phát âm bình thường thậm chí việc phát âm sẽ cải thiện dần theo thời gian. Đối với những bé niềng với khay trong suốt, điều này gần như không diễn ra. Từ những thông tin trên, Nha Khoa Santé tin rằng quý phụ huynh đã giải đáp được thắc mắc bé bao nhiêu tuổi niềng răng được? Và các vấn đề liên quan đến niềng răng cho trẻ em. Khi được niềng răng đúng thời điểm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bé và phụ huynh. Hãy quan sát tính trạng răng miệng của bé mỗi ngày để nắm bắt thời điểm vàng niềng răng. Nếu bố mẹ vẫn còn câu hỏi về vấn đề niềng răng cho trẻ em, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và đặt lịch khám.