Hàm trên và hàm dưới Mọc răng khôn phải làm sao?

Hàm trên và hàm dưới Mọc răng khôn phải làm sao?

Khi mọc răng khôn thường khiến nhiều người đau đớn, dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, bài viết mà Nha Khoa Santé Nha Trang sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về mọc răng khôn như: triệu chứng, tác hại của răng khôn và những cách xử lý khi mọc răng khôn bị đau nhức.

MỌC RĂNG KHÔN LÀ GÌ? VÌ SAO RĂNG KHÔN THƯỜNG HAY MỌC LỆCH?

Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là răng hàm lớn thứ 3 và mọc cuối cùng ở mỗi cung hàm. Thông thường, mỗi người có 4 chiếc răng khôn, mọc vào thời gian từ 18 tuổi trở lên, khi các răng vĩnh viễn khác đã ổn định.

Thực tế, không phải ai cũng mọc đầy đủ 4 răng khôn. Có những trường hợp chỉ mọc 1, 2, 3 răng khôn, hoặc thậm chí không mọc răng nào.

Răng khôn mọc vào thời điểm xương hàm đã hoàn toàn phát triển, các răng khác đã mọc đầy đủ trên cung hàm. Vì vậy, răng dễ bị mọc lệch hoặc mọc ngầm và kẹt trong xương hàm.

Hàm trên và hàm dưới Mọc răng khôn phải làm sao?

CÁC TRIỆU CHỨNG KHI MỌC RĂNG KHÔN

Khi mọc răng khôn, bạn có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Đau nhức, khó chịu: Do mọc răng khôn sẽ đâm vào nướu, gây nên tình trạng đau nhức khoảng 2-3 tháng 1 lần, có khi vài năm tùy cơ địa của mỗi người. Vùng nướu ở vị trí răng khôn có thể bị sưng nhẹ, đồng thời đau hơn nếu chải răng hoặc ăn nhai chạm vào vị trí này.
  • Hành sốt: Một số trường hợp mọc răng khôn không những đau nhức mà còn hành sốt, khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.
  • Cứng khớp và đau hàm: Khi răng khôn mọc lên và chạm vào răng số 7 bên cạnh sẽ làm cho bạn khó mở miệng hơn, đồng thời cơn đau hàm cũng nặng hơn.
  • Ăn nhai không ngon miệng: Vì nướu răng khi mọc răng khôn sẽ bị sưng đau, do đó ảnh hưởng tới quá trình ăn uống, khiến bạn không còn cảm thấy ăn nhai ngon miệng.

Hàm trên và hàm dưới Mọc răng khôn phải làm sao?

CÓ PHẢI AI CŨNG MỌC RĂNG KHÔN KHÔNG?

Răng khôn (răng số 8) là răng mọc cuối cùng của hàm. Loại răng này thường mọc khác biệt so với những chiếc răng khác như: mọc ngầm, mọc ngược, mọc nghiêng… gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Hàm trên và hàm dưới Mọc răng khôn phải làm sao?

Thực tế, không phải ai cũng mọc răng khôn. Theo thống kê, có 5 – 35% người bị thiếu một hoặc nhiều răng khôn. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân hàng đầu ngăn cản một người không mọc răng khôn là do di truyền. Nếu người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ… không mọc răng khôn thì bạn có thể thừa hưởng gen di truyền từ những người đó.

Ngoài ra môi trường, chế độ dinh dưỡng hay chức năng ăn nhai cũng ảnh hưởng tới việc mọc răng khôn.

Việc không mọc răng khôn lại khiến một số người lo lắng và nghĩ đó là điều bất thường. Nhưng thực tế việc không mọc răng khôn thì cũng không có gì đáng lo ngại cả.

Có thể bạn cần: Nhổ Răng Khôn tại Nha Khoa Santé Nha Trang chỉ 200k/Răng

MỌC RĂNG KHÔN CÓ ĐAU KHÔNG?

Thời điểm răng khôn mọc lên là lúc xương hàm và nướu đã phát triển ổn định, cứng chắc nên không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức. Nếu răng khôn mọc thẳng thì mức độ đau rất ít hoặc có thể là không gây đau.

Hàm trên và hàm dưới Mọc răng khôn phải làm sao?

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp răng khôn đều mọc ngầm, mọc lệch, mọc bất thường dẫn đến sưng viêm, đau nhức kéo dài. Đồng thời, bề mặt răng khôn bị nướu che phủ tạo thành túi đựng thức ăn gây viêm nhiễm. Nếu không điều trị dứt điểm, tình trạng này sẽ tái phát nhiều lần.

MỌC RĂNG KHÔN NÊN LÀM GÌ?

Trong quá trình mọc răng khôn, bạn nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:

  • Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng (đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày) nhằm hạn chế các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
  • Chườm lạnh để giảm đau khi mọc răng khôn. Cụ thể, bạn sử dụng túi chườm lạnh hoặc khăn lạnh, sau đó đặt lên vùng má gần vị trí mọc răng khôn, để yên 5 phút.
  • Hạn chế những thực phẩm cứng, dai. Thay vào đó, nên chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai và đầy đủ dưỡng chất.
  • Đặc biệt, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra tình trạng mọc răng khôn. Các trường hợp răng mọc xiên/lệch/ngang hay mọc ngầm đều có thể được phát hiện qua phim chụp Xray.

MỌC RĂNG KHÔN HÀM TRÊN VÀ HÀM DƯỚI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Nếu mọc răng khôn hàm trên và dưới bị lệch sẽ dẫn tới những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng như:

Hàm trên và hàm dưới Mọc răng khôn phải làm sao?

  • Sâu răng: Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng của góc hàm nên rất khó vệ sinh, đó là nguyên nhân khiến thức ăn giắt vào khe mọc lệch. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, mảng bám tích tụ làm hỏng men răng và lâu ngày dẫn đến sâu răng.
  • Viêm nướu: Răng khôn nhú lên khỏi nướu sau đó ngừng phát triển rất dễ làm các vi khuẩn cùng thức ăn tồn đọng ở nướu quanh chân răng. Lâu ngày dẫn đến viêm nướu. Nếu không kịp thời khắc phục thì mức độ viêm nhiễm ngày càng nặng hơn, thậm chí lây lan sang các răng liền kề.
  • Ảnh hưởng đến xương và cung hàm: Răng khôn có xu hướng mọc lệch hay mọc xiên về răng hàm số 7. Đặc biệt, răng số 8 càng phát triển sẽ đâm vào răng số 7, với lực tác động mạnh khiến răng số 7 bị lung lay, thậm chí phải nhổ bỏ răng. Trường hợp răng mọc ngầm nếu không khắc phục kịp thời còn dẫn đến tiêu xương hàm, nhiễm trùng…
  • Ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận: Những ổ nhiễm trùng sẽ hình thành mủ ở răng khôn, nếu không được xử lý sẽ gây lây sang các vùng lân cận như mang tai, cổ, mắt…

Hàm trên và hàm dưới Mọc răng khôn phải làm sao?

MỌC RĂNG KHÔN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH NGUYỆT KHÔNG?

Hiện chưa có bằng chứng khoa học cụ thể chứng minh việc mọc răng khôn có ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tuy nhiên, một số người có thể trải qua tình trạng khó chịu khi răng khôn bắt đầu mọc và những vấn đề này có thể gây ra một số thay đổi trong cơ thể.

Các triệu chứng khi mọc răng khôn có thể bao gồm đau và sưng ở khu vực xung quanh răng, đau đầu, đôi khi gây ra tình trạng tăng cảm giác căng thẳng hoặc lo lắng. Tuy nhiên, không có chứng cứ nào chứng minh rằng những tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn gặp vấn đề với răng khôn và có bất kỳ tác động nào đến sức khỏe của bạn, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Để đảm bảo rằng bạn đang chăm sóc răng đúng cách và được hướng dẫn các biện pháp giảm đau hiệu quả.

Xem thêm: Dịch vụ nhổ răng giá rẻ tại Nha Trang

MỌC RĂNG KHÔN BỊ CHẢY MÁU KHÔNG?

Việc mọc răng khôn có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe răng miệng, nếu nó ảnh hưởng đến nướu xung quanh. Chảy máu nướu là một trong những triệu chứng phổ biến khi răng khôn bắt đầu mọc. Dưới đây là một số lý do mà nướu có thể chảy máu khi mọc răng khôn:

  • Sưng và viêm nướu: Răng khôn thường làm tăng áp lực lên nướu, gây sưng và viêm. Nướu sưng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ chảy máu khi bị tác động.
  • Vị trí không đúng: Nếu răng khôn không có đủ không gian để phát triển hoặc mọc theo hướng bất thường, nó có thể làm tổn thương nướu và gây chảy máu.
  • Cọ xát với răng lân cận: Răng khôn có thể chạm vào răng lân cận hoặc các cấu trúc khác trong miệng, gây cọ xát hoặc tổn thương nướu và làm chảy máu.

Hàm trên và hàm dưới Mọc răng khôn phải làm sao?

Tóm lại, việc mọc răng khôn sẽ có nhiều tác động đến sức khỏe răng miệng. Do đó, khi phát hiện những triệu chứng bất thường khi răng khôn mọc lên, bạn nên đến ngay nha khoa để bác sĩ thăm khám và có phương án xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Địa chỉ nhổ răng tại Nha Trang uy tín

Đặt lịch hẹn