Tìm hiểu nguyên nhân và cách trị Trám Răng bị nhức

Tìm hiểu nguyên nhân và cách trị Trám Răng bị nhức

Tình trạng nhức răng sau khi trám ít nhiều sẽ mang lại cảm giác khó chịu, nhưng cũng đừng quá lo lắng, Nha Khoa Santé chia sẻ bài viết sau đây giải đáp nguyên nhân và cách trị một cách nhanh chóng và hiệu quả.

CÁC TRƯỜNG HỢP TRÁM RĂNG BỊ NHỨC

Một số người sau khi thực hiện trám răng lại gặp phải tình trạng răng đã trám bị nhức, có cảm giác chỗ trám răng bị đau nhức, gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống và trong cả đời sống sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng răng trám bị nhức thường sẽ xảy ra vào 2 thời điểm cụ thể là:

Tìm hiểu nguyên nhân và cách trị Trám Răng bị nhức

Trám răng xong bị nhức

Răng vừa mới trám xong bị đau nhức hay ê buốt trong 1-2 ngày đầu là biểu hiện thường thấy do lúc này thuốc tê hết tác dụng, vật liệu trám chưa ổn định và tương thích với răng. Răng lúc này sẽ nhạy cảm hơn bình thường khi thực hiện ăn nhai, tiếp xúc với không khí hay ăn đồ ăn quá cay, nóng lạnh,… Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi sau vài ngày thì cảm giác đau nhức sẽ giảm dần và biến mất khi vật liệu trám bắt đầu tương thích với răng thật.

Nếu tình trạng trám răng xong bị đau nhức vẫn kéo dài nhiều ngày gây khó chịu, bệnh nhân cần quay lại phòng khám để bác sĩ kiểm tra.

Răng trám lâu ngày bị nhức

Trường hợp răng trám lâu ngày bị nhức bạn cần phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay. Rất có thể răng của bạn đang bị kích ứng, tổn thương hoặc vật liệu trám lâu ngày đã bị mòn, bị sứt mẻ khiến vi khuẩn xâm lấn vào bên trong tủy răng gây ra đau nhức.

Xem thêm: Có nên Nhổ hay Trám khi răng bị sâu, đây là lời khuyên cho bạn

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN KHIẾN RĂNG TRÁM BỊ NHỨC

Do tay nghề bác sĩ

Đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến răng trám bị đau. Đối với trường hợp bệnh nhân gặp phải các vấn đề răng miệng như sâu răng hoặc viêm tủy răng, nếu bác sĩ chưa điều trị triệt để, loại bỏ ổ viêm hoàn toàn trước khi thực hiện trám răng thẫm mỹ thì bệnh lý vẫn tiếp tục diễn ra, lâu dần gây ra tình trạng đau nhức.

Trường hợp bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật trám răng, khiến miếng trám không nằm đúng vị trí cần trám hoặc cao và dày hơn so với những răng còn lại. Điều này làm cho răng trám bị đau khi nhai, nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng bị lệch khớp cắn do áp lực đè lên khu vực răng trám.

Tìm hiểu nguyên nhân và cách trị Trám Răng bị nhức

Do chất liệu trám không chất lượng

Chất liệu trám là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hàn trám răng. Bỏ qua yếu tố chất lượng, một vài nha khoa chạy theo lợi nhuận nên sử dụng vật liệu trám trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng dẫn đến kích ứng răng miệng của khách hàng hoặc miếng trám dễ bị nứt mẻ, thời hạn sử dụng ngắn.

Một số người còn gặp phải tình trạng bị dị ứng với vật liệu trám gây nên hiện tượng đau nhức khó chịu. Do đó, bác sĩ cần thăm hỏi trước về bệnh sử của bệnh nhân để sử dụng chất liệu trám phù hợp.

Do bệnh nhân chăm sóc răng miệng không tốt

Bệnh nhân chăm sóc răng miệng chưa tốt hoặc thường xuyên ăn đồ quá cứng, quá dai, sử dụng thực phẩm chứa nhiều axit,… sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sau khi trám. Dễ làm miếng trám bị vỡ, bị sứt mẻ hoặc bong tróc ra ngoài.

CÁCH ĐIỀU TRỊ TRÁM RĂNG BỊ NHỨC

Sau khi trám răng, trong những ngày đầu bạn nên thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ như:

  • Ngày đầu tiên, sử dụng túi đá chườm ở vùng má có răng trám, giúp giảm thiểu tình trạng ê buốt. Sau khoảng 3-4 ngày có thể sử dụng túi nóng để chườm.
  • Tốt nhất nên sử dụng thức ăn loãng, mềm, dễ nhai để vết trám ổn định, răng mới trám không phải hoạt động quá nhiều.
  • Trường hợp sau khi trám răng đã lâu mà bị nhức thì nên đến nha khoa để thăm khám. Tùy theo tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý hợp lý.

Tìm hiểu nguyên nhân và cách trị Trám Răng bị nhức

Nếu sau khi trám đã lâu mà răng bắt đầu bị nhức thì cần đến Nha khoa uy tín để kịp thời điều trị

Có thể bạn cần: Bảng giá Trám Răng ở Nha Trang tại Nha Khoa Santé

Địa chỉ trám răng uy tín tại Nha Trang, Khánh Hòa

Đặt lịch hẹn