Có Nên Niềng Răng? Góc Nhìn Chuyên Gia Và Những Điều Cần Biết

Có Nên Niềng Răng? Góc Nhìn Chuyên Gia Và Những Điều Cần Biết

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến giúp cải thiện thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người băn khoăn: Có nên niềng hay không? Liệu niềng răng có thật sự cần thiết hay không? Quá trình có đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày không? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về niềng răng, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của Bác sĩ CKI Lê Thị Hồng Mai, chuyên gia chỉnh nha với 15 năm kinh nghiệm. Bài viết này sẽ phân tích rõ lợi ích, trường hợp nên niềng răng, các phương pháp phổ biến, lưu ý quan trọng cũng như trường hợp không nên niềng răng để bạn có cái nhìn toàn diện nhất.

Bác sĩ CKI Lê Thị Hồng Mai nha khoa Santé

Bác sĩ CKI Lê Thị Hồng Mai

Lợi ích của niềng răng dưới góc nhìn chuyên gia

Theo Bác sĩ CKI Lê Thị Hồng Mai, niềng răng không chỉ giúp răng đều đẹp hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe lâu dài. Một số lợi ích nổi bật của niềng răng bao gồm:

Cải thiện thẩm mỹ

Một hàm răng đều đặn giúp nụ cười rạng rỡ hơn, từ đó tăng sự tự tin trong giao tiếp và công việc. Đối với nhiều người, việc có một hàm răng đẹp không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn là yếu tố giúp họ cảm thấy thoải mái và dễ dàng tạo ấn tượng với người khác.

Cải thiện chức năng ăn nhai

Khi răng lệch lạc hoặc sai khớp cắn, việc ăn nhai không hiệu quả, làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Theo bác sĩ CKI Lê Thị Hồng Mai, việc ăn nhai kỹ giúp hệ tiêu hóa hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và tránh các vấn đề như đau dạ dày, khó tiêu.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Răng mọc lệch, chen chúc khiến thức ăn dễ mắc vào kẽ răng, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu và hôi miệng. Khi răng được niềng thẳng hàng, việc vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn, giúp bạn bảo vệ răng miệng tốt hơn.

Phòng tránh các bệnh lý nha khoa

Khi khớp cắn không đều, áp lực nhai không được phân bố đồng đều trên răng, gây mòn răng không đều thậm chí có thể gây đau khớp thái dương hàm, đau đầu. Việc niềng răng giúp cân bằng khớp cắn, giảm nguy cơ này.

Niềng răng không chỉ thẩm mỹ và còn bảo vệ sức khỏe toàn diện

Niềng răng không chỉ thẩm mỹ và còn bảo vệ sức khỏe toàn diện

Những trường hợp bác sĩ khuyến khích niềng răng

Theo Bác sĩ CKI Lê Thị Hồng Mai, không phải ai cũng cần niềng răng, nhưng những trường hợp sau đây nên thực hiện niềng răng sớm để đạt hiệu quả tốt nhất:

Răng hô, móm, lệch lạc, khấp khểnh hoặc thưa

  • Răng hô gây mất thẩm mỹ có thể làm môi khó khép lại tự nhiên và đôi khi ảnh hưởng đến phát âm.
  • Răng móm: Khiến khuôn mặt mất cân đối, gây khó khăn trong việc ăn uống.
  • Răng thưa khiến thức ăn dễ mắc vào kẽ răng, làm tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu.

Sai khớp cắn (cắn sâu, cắn ngược, cắn chéo, cắn hở)

  • Cắn sâu khiến răng hàm dưới bị phủ quá mức, có thể làm tổn thương nướu và răng hàm trên.
  • Cắn chéo khiến lực nhai không cân bằng, lâu ngày có thể gây lệch mặt
  • Cắn hở khiến hai hàm không khớp lại với nhau, ảnh hưởng đến việc nhai và phát âm.

Tình trạng răng ảnh hưởng đến chức năng răng hàm mặt

Nếu không chỉnh nha kịp thời, tình trạng sai lệch răng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như rối loạn khớp thái dương hàm (đau đầu, mỏi hàm,…).

Những tình trạng phổ biến được bác sĩ khuyến khích niềng răng

Những tình trạng phổ biến được bác sĩ khuyến khích niềng răng

Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng:

Niềng răng mắc cài

  • Mắc cài kim loại: Hiệu quả cao, chi phí thấp nhưng kém thẩm mỹ
  • Mắc cài sứ: Thẩm mỹ hơn, ít lộ nhưng dễ vỡ hơn mắc cài kim loại
  • Mắc cài tự buộc: Rút ngắn thời gian niềng răng, giảm đau nhưng chi phí cao hơn

Niềng răng trong suốt

  • Dễ tháo lắp, phù hợp với những người có công việc yêu cầu tính thẩm mỹ cao
  • Cần tuân thủ đeo ít nhất 20 -22 giờ/ ngày để đạt hiệu quả tốt
  • Chi phí cao hơn niềng mắc cài

Chỉnh nha trong suốt

Chỉnh nha trong suốt

Chỉnh nha mắc cài

Chỉnh nha mắc cài

Những lưu ý quan trọng khi quyết định niềng răng

Thời gian điều trị

Với các kỹ thuật ngày nay, thì phương pháp niềng răng cũng trở nên đơn giản hơn so với trước mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Khi tuân thủ đúng phác đồ và hướng dẫn của bác sĩ thì thời gian được tháo niềng răng sẽ nhanh hơn, quá trình niềng răng được tối ưu. Thông thường một ca niềng răng mức độ trung bình sẽ cần khoảng thời gian dao động từ 6 tháng đến 1,5 năm. Đối với trường hợp khó hơn như bị khấp khểnh, móm nhiều, răng mọc lộn xộn…thì cần nhiều thời gian điều trị hơn, có thể kéo dài từ 2 – 3 năm tùy tình trạng. Tuy nhiên, thời gian niềng răng cũng có thể được rút ngắn hơn nếu như tuân thủ đúng theo những hướng dẫn của nha sĩ, đến hẹn đúng thời gian theo lịch khám.

Thời gian điều trị thông thường giao động từ 6 tháng - 1.5 năm

Thời gian điều trị thông thường giao động từ 6 tháng – 1.5 năm

Chi phí

Mức giá niềng răng trọn gói trung bình trên thị trường dao động từ 40.000.000 VNĐ – 150.000.000 VNĐ. Mức lệch khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố chính sau: tình trạng răng chen chúc, khấp khểnh, sai lệch khớp cắn, răng hô, móm nhiều hay ít, phương pháp niềng răng như thế nào…

Xem chi tiết về giá niềng răng Nha Trang (đã cập nhật mới nhất)

Chăm sóc răng khi niềng

Răng niềng sẽ cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Bởi vì khi mắc cài, khay trong suốt thức ăn rất dễ mắc vào và khó làm sạch bằng những bước vệ sinh răng miệng thông thường. Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng cũng sẽ giống như lúc chưa niềng nhưng sẽ có một số điểm khác biệt như sau:

  • Tập trung vào làm sạch răng và cả khí cụ, mắc cài
  • Ưu tiên ăn các loại thức ăn lỏng, mềm. Bởi thức ăn quá cứng, dai có thể gây bung mắc cài.
  • Thêm vào quy trình chăm sóc răng một số sản phẩm giúp cho hơi thở như xịt thơm miệng, nước súc miệng,..
  • Không thể thiếu sáp nha khoa. Đây là thứ có thể giúp bạn hạn chế nhiệt miệng, lở miệng,…

Tập trung chăm sóc răng miệng sau niềng giúp bạn đạt kết quả cao hơn

Tập trung chăm sóc răng miệng sau niềng giúp bạn đạt kết quả cao hơn

Tác động ban đầu

Bước đầu tiên của niềng răng với mắc cài là cần đặt thun tách kẽ vào kẽ răng hàm, bạn sẽ cảm thấy căng tức ở vùng các răng đặt thun này. Khi bắt đầu gắn mắc cài, dây cung hoặc mang khay, lực tác động của dây cung khi bác sĩ siết trong lần đầu tiên sẽ có thể mang đến cảm giác ê buốt và đau nhẹ, tuy nhiên triệu chứng chỉ diễn ra trong khoảng từ 7 – 10 ngày, sau đó sẽ từ từ biến mất.

Khi nào không nên niềng răng

Mắc bệnh nha chu quá nặng

Viêm nha chu là bệnh răng miệng tương đối phổ biến ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây viêm nha chu chủ yếu xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng kém khiến các mảng bám tồn động xung quanh nướu lâu ngày và dần phá hủy các mô nâng đỡ của răng. Viêm nha chu kéo dài và chuyển biến nặng có thể dẫn đến tình trạng tụt nướu, tiêu xương ổ răng. Khi tụt nướu và tiêu xương ổ răng xảy ra cũng giống như việc răng đang dần yếu đi, nếu viêm nha chu không thể chữa trị dứt điểm thì lúc này niềng răng không thực hiện được.

Trồng răng giả và răng bọc sứ

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha, sử dụng khí cụ để tác động lực và giúp răng dịch chuyển nên cần phải có một nền răng chắc khỏe. Nếu bạn đã bọc sứ hoặc trồng răng giả toàn hàm thì niềng răng không phải là lựa chọn của bạn. Thực chất, khi bọc sứ hoặc trồng răng giả, Bác sĩ sẽ tiến hành giúp bạn dàn đều các răng nên bạn cũng không cần thực hiện thêm niềng răng. Tuy nhiên, nếu chỉ có một vài chiếc răng giả, răng sứ thì có thể xem xét niềng răng được.

Người có xương hàm quá yếu

Niềng răng là quá trình tác động lực giúp các răng dịch chuyển về đúng vị trí. Nếu xương hàm quá yếu sẽ không đảm bảo được cho mục đích dịch chuyển một cách an toàn và hiệu quả nhất. Khi trải qua các bước thăm khám ban đầu, nếu nhận thấy xương hàm không đảm bảo thì niềng răng sẽ không được thực hiện.

Mắc bệnh lý toàn thân

Một số bệnh lý toàn thân như tâm thần, tim mạch nặng, tiểu đường, ung thư,… là những trường hợp không thể niềng răng được vì khả năng chống lây nhiễm của những người này rất kém. Các vết thương tạo ra trong quá trình chỉnh nha thường sẽ khó lành với những người có bệnh lý toàn thân, thậm chí còn gây nhiễm trùng nặng. Niềng răng mang lại nhiều lợi ích về thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, quyết định niềng răng cần cân nhắc dựa trên tình trạng răng, điều kiện tài chính và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ CKI Lê Thị Hồng Mai chia sẻ: “Niềng răng không chỉ giúp bạn có một nụ cười đẹp mà còn cải thiện sức khỏe răng miệng lâu dài. Nếu bạn đang phân vân, hãy đến gặp bác sĩ chỉnh nha để được tư vấn kỹ lưỡng và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.”

DỊCH VỤ NHA KHOA NIỀNG RĂNG MẮC CÀI UY TÍN NHA TRANG

Đặt lịch hẹn