Niềng Răng Có Bị Hóp Má Không? Sự Thật & Tư Vấn Từ Chuyên Gia

Niềng Răng Có Bị Hóp Má Không? Sự Thật & Tư Vấn Từ Chuyên Gia

Niềng răng có bị hóp má không?” là thắc mắc phổ biến của nhiều người đang cân nhắc chỉnh nha. Việc má trông hóp lại, gương mặt thay đổi khiến không ít người lo lắng, đặc biệt là những ai có khuôn mặt trông đã gầy. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Niềng răng có thực sự làm hóp má, hay chỉ là hiểu lầm? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết, có dẫn lời của Bác sĩ CKI Lê Thị Hồng Mai – Chuyên gia chỉnh nha tại Santé, giúp bạn hiểu đúng và yên tâm hơn khi quyết định niềng răng.

Niềng răng có thực sự làm má hóp

Niềng răng có thực sự làm má hóp

Niềng răng có bị má hóp không?

Câu trả lời là: Niềng răng có thể khiến má trông hóp hơn, nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra và mức độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cơ địa, phương pháp niềng, chế độ ăn uống và chăm sóc sức khỏe trong quá trình chỉnh nha.

Nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy má bị hóp khi niềng răng:

  • Sụt cân do thay đổi thói quen ăn uống: Trong giai đoạn đầu, việc đau nhức, khó ăn có thể khiến người niềng bị sụt cân nhanh, từ đó làm má hóp lại.
  • Giảm hoạt động cơ nhai: Trong quá trình niềng, chức năng nhai thay đổi, cơ nhai ít hoạt động dẫn đến má kém săn chắc.
  • Thay đổi cấu trúc khuôn mặt: Khi răng và khớp cắn được điều chỉnh, gương mặt cũng sẽ có sự thay đổi nhẹ, dễ khiến người khác cảm nhận sự “khác lạ”, kể cả khi đó là sự cải thiện tích cực.

Ý kiến chuyên gia: Hóp má khi niềng có đáng lo?

Bác sĩ CKI Lê Thị Hồng Mai, chuyên gia chỉnh nha tại Nha Khoa Nha Trang Santé, chia sẻ: “Việc hóp má lại thường là do sụt cân đột ngột hoặc do bệnh nhân không ăn uống đầy đủ chất trong quá trình niềng. Về lâu dài, nếu người niềng răng duy trì chế độ ăn uống hợp lý và chăm sóc cơ mặt tốt thì hiện tượng này hoàn toàn có thể cải thiện. Ngược lại, niềng răng đúng kỹ thuật thậm chí còn giúp khuôn mặt cân đối và hài hòa hơn.”

Bác sĩ CKI Lê Thị Hồng Mai

Bác sĩ CKI Lê Thị Hồng Mai

Cách hạn chế tình trạng hóp má khi niềng răng

Dưới đây là một số giải pháp được bác sĩ khuyến nghị để ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng má hóp trong quá trình niềng răng:

Ăn uống đủ dinh dưỡng

  • Ưu tiên những thực phẩm mềm, dễ nhai như cháo, sinh tố, súp, sữa chua,…
  • Bổ sung protein, vitamin C, E, và collagen để duy trì độ đàn hồi cho cơ mặt.
  • Không bỏ bữa, tránh giảm cân quá nhanh.

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng có thể làm giảm nguy cơ hóp má

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng có thể làm giảm nguy cơ hóp má

Tập luyện cơ mặt

  • Thực hiện các bài tập massage nhẹ nhàng vùng má và hàm.
  • Tập luyện cơ nhai bằng cách nhai kỹ thực phẩm mềm
  • Cười nhiều hơn – Cách đơn giản để giữ má luôn “căng”

Kết hợp với những phương pháp tập luyện

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

  • Tái khám đúng lịch
  • Đeo khí cụ đúng giờ, đúng cách
  • Nếu có dấu hiệu má hóp rõ rệt, nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời.

Kết hợp với những phương pháp tập luyện

Hãy tuân thủ quy định của Bác sĩ khi niềng

Niềng răng có giúp gương mặt đẹp lên không?

Câu trả lời là: Có! Ngoài việc giúp răng đều đẹp, niềng răng còn giúp:

  • Cải thiện khớp cắn, làm khuôn mặt cân đối hơn.
  • Giảm tình trạng hô, móm, thay đổi đáng kể góc nghiêng khuôn mặt.
  • Tạo nụ cười tự nhiên, tự tin, cải thiện cả ngoại hình lẫn tinh thần.

Tại Nha khoa Santé, trước khi niềng răng, bạn sẽ được bác sĩ mô phỏng hình ảnh “trước – sau” niềng bằng phần mềm 3D, giúp hình dung rõ sự thay đổi của gương mặt. “Đừng quá lo lắng về việc má hóp khi niềng răng. Nếu được hướng dẫn đúng cách và thực hiện theo phác đồ điều trị cá nhân hóa, bạn sẽ có được gương mặt hài hòa, nụ cười rạng rỡ mà không gặp phải biến chứng nào nghiêm trọng.” – Bác sĩ CKI Lê Thị Hồng Mai Niềng răng có bị má hóp không? Câu trả lời là có thể, nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh và cải thiện được. Điều quan trọng là lựa chọn đúng cơ sở nha khoa uy tín và tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn.

5/5 (1 Review)
BS.CKI Lê Thị Hồng Mai
Tác giả bài viết

BS.CKI Lê Thị Hồng Mai

Trình độ học vấn

  • Tốt nghiệp Bác Sĩ RHM ĐH Y Dược TP HCM K2011
  • Tốt nghiệp Chuyên Khoa I ĐH Y Dược TP HCM Chuyên ngành RHM K2018

Kinh nghiệm:

  • 2012 – 2017: Bác sĩ RHM – Bệnh Viện Quận Tân Phú – Tp HCM
  • 2017 – 2020: Phó Khoa RHM – Bệnh viện quận Tân Phú – Tp HCM
  • 2020-2022: Trưởng khoa Nha – bệnh viện quốc tế quận 1 – Tp HCM
  • 2022: Thành Lập Nha Khoa Santé – Nha Trang

Chứng chỉ hành nghề:

  • 0025840/HCM-CCHN Do Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Cấp năm 2014

Chứng chỉ:

  • Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh chuyên khoa RHM – Sở Y Tế TPHCM
  • Chứng chỉ chỉnh hình Răng mặt khoá 18 – BV RHM TP.HCM
  • Chứng chỉ “Dental Implant Restoration” • Chứng chỉ “ Implant from principle to practice”
  • Chứng chỉ “Cấy ghép Implant & Nâng xoang với giải pháp toàn diện Dentium”
  • Chứng chỉ “Chỉnh Nha Tăng Trưởng với Bioprogressive”
  • Chứng chỉ chỉnh nha “Geaw Course”
Chi tiết tác giả

Dịch vụ nổi bật

Lấy cao răng không gây đau nếu được thực hiện đúng kỹ thuật

Có Nên Lấy Cao Răng Không? Quy Trình Và Chi Phí

Lấy cao răng sai cách có thể dẫn đến viêm nướu

Tác Hại Của Việc Lấy Cao Răng Sai Cách? Có Thể Bạn Chưa Biết

Phương pháp cạo vôi răng không làm cho răng yếu đi

Cạo Vôi Răng Có Làm Răng Yếu Đi Không? Những Lưu Ý Từ Nha Sĩ

Đặt lịch hẹn